Dịch vụ chăm sóc sức khỏe y tế dành cho trẻ em

Hiện đang hỗ trợ các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe đa dạng nhằm tăng cường sức khỏe và bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ

Hỗ trợ chi phí y tế cho trẻ

Hiện đang hỗ trợ chi phí y tế cho các gia đình (có mức thu nhập dưới mức cơ bản hạng trung dưới 180%), trẻ sinh thiếu cân thiếu tháng và bị dị tật bẩm sinh, hỗ trợ quản lý chăm sóc bệnh nhân( dưới 18 tuổi) trẻ em (6 chủng loại, trẻ sinh theo từng niên độ) và kiểm tra rối loạn trao đổi chất bẩm sinh cho toàn bộ trẻ sơ sinh, hỗ trợ các gia đình có mức thu nhập( dưới mức cơ bản 72%) chi phí chẩn đoán sớm bệnh nặng tai ở trẻ sơ sinh. Chỉ cần đến đăng ký tại trạm y tế quản lý nơi cư trú là được

Hỗ trợ khám sức khỏe cho trẻ em

Hiện đang hỗ trợ 3 lần khám sức khỏe răng miệng, 7 lần khám sức khỏe tổng quát cho đối tượng là toàn bộ những trẻ em dưới 6 tuổi (có tham gia bảo hiểm y tế ) tùy theo từng chu kỳ khám ở các cơ quan y tế, bệnh viện, phòng khám lân cận do cơ quan khám chỉ định.

  • Số điện thoại giải đáp thắc mắc : Cơ quan bảo hiểm y tế 1577-1000, Tổng đài phúc lợi y tế 129
Hỗ trợ tiêm chủng phòng ngừa quốc gia cho trẻ em

Hỗ trợ toàn bộ chi phí vắc xin tiêm chủng phòng ngừa cho đối tượng là tất cả trẻ em dưới 12 tuổi. Có thể tiêm chủng phòng ngừa theo chương trình của quốc gia tại các cơ quan y tế và trạm y tế.

  • Đối tượngđượcchếđộtiêmngừamiễnphílàtrẻdưới12tuổivới(16chủngloại)
    • BCG (dùng để tiêm trong da), viêm gan B, DTaP (Bạch hầu/Uốn ván/Ho gà), IPV (Bại liệt), DTaP-IPV (Bạch hầu/Uốn ván/Ho gà/Bại liệt), MMR (Sở/Quai bị/Sở Đức), thủy đậu, viêm não Nhật Bản (Vắc xin bất hoạt), viêm não Nhật Bản (Vắc xin sống), Td (Uốn ván/ Bạch hầu), TdaP (Uốn ván/Bạch hầu/Ho gà), Hib (Haemophilus influenzae loại b), viêm phổi phế cầu khuẩn, viêm gan A, HPV(vi rút papilom ở người ), dịch cúm
  • Một số điều cần lưu ý trước khi tiêm phòng
    • Bố mẹ biết rõ tình trạng sức khỏe của trẻ nhất phải trực tiếp đưa đến tiêm
    • Xác nhận trước việc trẻ không bị sốt rồi mới đến tiêm
    • Khi đi tiêm phòng, nhớ mang theo sổ khám bệnh của trẻ hoặc sổ chăm sóc sức khỏe của mẹ và bé.
    • Tắm cho trẻ trước ngày đi tiêm chủng và mặc quần áo sạch cho trẻ rồi đưa đi tiêm.
    • Tiêm chủng được tiến hành vào buổi sáng. Phải như vậy thì mới dễ dàng đến bệnh viện lại nếu có vấn đề phát sinh.
  • Một số điều cần lưu ý sau khi tiêm phòng
    • Sau khi tiêm, nên ở lại nơi tiêm phòng khoảng 20-30 phút để quan sát tình hình của trẻ.
    • Sau khi về nhà, nên chú ý quan sát trẻ ít nhất là trong vòng 3 giờ
    • Không nên cho trẻ vận động quá nhiều trong ngày tiêm và sau khi tiêm 1 ngày..
    • Trong ngày tiêm chủng thì không nên tắm cho trẻ
    • Chỗ có vết tiêm phải được giữ gìn sạch sẽ..
    • Phải dành sự quan tâm đặc biệt cho trẻ trong vòng ít nhất là 3 ngày sau khi tiêm, nếu trẻ bị sốt cao hoặc co giật thì phải đưa trẻ đi khám bác sĩ
    • Khi ngủ, phải đặt trẻ nằm ngay ngắn.
  • Các loại tiêm phòng và thời gian tiêm
    • BCG : tiêm trong vòng 4 tuần sau khi sinh
    • Viêm gan B : Nếu thai phụ là người có kết quả dương tính với kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg) thì phải đồng thời tiêm cả globulin miễn dịch (HBIG) và vắc xin phòng viêm gan B cho trẻ trong vòng 12 giờ sau khi sinh. Sau đó, tiếp tục tiêm lần 2 và lần 3 cho trẻ khi trẻ được 1 tháng và 6 tháng tuổi.
    • DTaP(Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà) : Có thể tiêm vắc xin hỗn hợp DTaP-IPV (Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, Bại liệt).
    • Td / Tdap : Nên tiêm bổ sung Td hoặc Tdap khi trẻ đủ 11-12 tuổi
    • Bại liệt : Có thể tiêm lần 3 cho trẻ sau khi trẻ được 6 tháng tuổi, tuy nhiên cũng có thể tiêm cho trẻ trước khi trẻ được 18 tháng, đồng thời có thể tiêm cho trẻ loại vắcxin tổng hợp
      ※ DTaP-IPV(Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, Bại liệt
      • Khi trẻ được 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng và khi trẻ trong độ tuổi từ 4-6 tuổi thì có thể tiêm vắc xin tổng hợp DTaP-IPV thay cho vắc xin DTaP và vắc xin IPV. Khi đó, phải chú ý nguyên tắc là tiêm vắc xin của cùng một công ty trong 3 lần tiêm cơ bản, còn vắc xin DTaP tiêm cho trẻ khi trẻ được 15-18 tháng tuổi thì có thể tùy ý chọn vắc xin và không nhất thiết phải là vắc xin của cùng một công ty.
    • Vắc xin Haemophilus influenzae type b (Hib) : Tiêm cho tất cả các trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi. Trẻ từ 5 tuổi trở lên thì chỉ tiêm cho trẻ có khả năng bị nhiễm Haemophilus influenzae type b cao (thiếu máu hồng cầu hình liềm, thủ thuật cắt bỏ lách, khả năng miễn dịch kém do điều trị bệnh ung thư, bệnh máu trắng, nhiễm HIV, miễn dịch thể dịch kém v.v.).
    • Bệnh sởi : Khi đang có dịch thì có thể tiêm vắc-xin MMR cho trẻ khi trẻ được 6-11 tháng tuổi, tuy nhiên, phải tiêm lại vắc-xin MMR khi trẻ được 12 tháng.
    • Viêm gan A : Tiêm chủng lần 1 sau khi sinh 12 tháng, và tiêm một mũi nhắc lại sau từ 6~18 tháng (Thời gian tiêm chủng khác nhau tùy theo từng nhà sản xuất.
    • Viêm não Nhật Bản (vắc-xin bất hoạt) : Tiêm lần 2 cách lần 1 từ 7 đến 30 ngày, sau khi tiêm lần 2 được 12 tháng thì tiêm lần 3
    • Cúm (vắc-xin bất hoạt) : Hàng năm đều tiêm cho trẻ từ 6 tháng đến 59 tháng tuổi. Khi đó, tiêm lần 2 cách lần 1 một tháng, sau đó, mỗi năm tiêm 1 lần. (Tuy nhiên, nếu chỉ tiêm 1 lần trong năm đầu tiên thì năm sau đó phải tiêm 2 lần, mỗi lần cách nhau 1 tháng).
    • Cúm (vắc-xin sống) : Có thể tiêm khi trẻ được từ 24 tháng tuổi trở lên. Trong năm đầu tiên, tiêm 2 lần, mỗi lần cách nhau 1 tháng, sau đó, mỗi năm tiêm 1 lần. (Tuy nhiên, nếu chỉ tiêm 1 lần trong năm đầu tiên thì năm sau đó phải tiêm 2 lần, mỗi lần cách nhau 1 tháng).
    • Phế cầu khuẩn (liên hợp với protein) : Loại vắc xin liên hợp protein PCV10 và PCV13 không được khuyến khích sử dụng đan xen
    • Phế cầu khuẩn (Polisaccarit) : Tiêm cho các trẻ từ 2 tuổi trở lên và thuộc nhóm có nguycơ nhiễm bệnh cao. Trước khi tiêm cần phải xem xét đến tình trạng sức khỏe của trẻ và phải bàn bạc và tư vấn kĩ lưỡng với bác sĩ.
      • ※ Nhóm có nguy cơ nhiễm phế cầu khuẩn cao
      • Trẻ có khả năng miễn dịch kém: nhiễm HIV, suy thận mãn tính và hội chứng thận hư, các bệnh sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc điều trị bằng tia phóng xạ (u ác tính, bệnh máu trắng, bệnh u lim phô, Hốt-kin (Hodgkin) hoặc ghép tạng, bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh)
      • Trẻ không có lách do phẫu thuật hoặc không có chức năng lách: bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc bệnh máu, không có lá lách hoặc rối loạn chức năng của lá lách
      • Trẻ có khả năng miễn dịch bình thường nhưng mắc các bệnh sau đây: bệnh tim mãn tính, bệnh phổi mãn tính, tiểu đường, rò dịch não tủy, cấy ốc tai nhân tạo
    • Viêm não Nhật Bản (vắc-xin sống) : Tiêm lần 2 cách lần 1 là 12 tháng.
  • Nếu không tiêm được theo đúng Lịch tiêm chủng tiêu chuẩn thì lịch tiêm chủng của những đợt tiếp theo có thể sẽ khác nhau, do đó, phải hỏi trạm y tế hoặc bệnh viện để biết thêm thông tin cụ thể của lịch tiêm.
    • - Nếu muốn biết thông tin cụ thể về tiêm phòng, xin hãy tham khảo thêm trên trang web Hướng dẫn tiêm phòng