Tập quán · Văn hóa Hàn Quốc

Văn hóa tên gọi

Sử dụng họ vốn có. Mặc dù vậy họ của con cái sẽ lấy theo họ bố

Văn hóa nghi lễ

Theo tư tưởng truyền thống của người Hàn Quốc tin rằng khi tổ tiên qua đời linh hồn của họ sẽ không dời đi ngay mà còn ở lại ở 4 thế hệ con cháu. Tổ tiên qua đời trong thời kì này vẫn là thành viên trong gia đình. Họ của người Hàn Quốc ít và bao gồm Kim(21%), Lee(14%), Park(8%), Choi, Jeong, Jang, Han và Im. Hầu hết họ của người Hàn Quốc là một chữ cái, và tên là hai chữ cái. Họ được viết trước tên. Phụ nữ Hàn Quốc được coi là chồng ngay cả sau khi kết hôn, các nghi lễ cúng bái được tổ chức vào ngày tổ tiên của họ qua đời, tết nguyên đán và trung thu. Người Hàn Quốc tin rằng họ có thể sống cuộc sống tốt và hạnh phúc là do ân huệ mà tổ tiên ban cho.

Văn hóa lễ nghĩa

Người Hàn Quốc rất coi trọng lễ nghĩa, khi chào hỏi thì cúi người chào để thể hiện sự tôn trọng. Khi đưa đồ vật hoặc đồ ăn sẽ đưa bằng hai tay. Khi gọi một ai đó thì đưa tay ra, lòng bàn tay đặt xuống và vẫy từ trên xuống dưới. Không hướng lòng bàn tay lên trên hay sử dụng bằng một ngón tay khi gọi.

Văn hóa ẩm thực

Trong ẩm thực Hàn Quốc có thể thấy nhiều món ăn và đồ ăn phụ kèm theo được bày trí. Hàn Quốc vốn là quốc gia nông nghiệp, trồng lúa gạo làm thức ăn chính. Ngày nay cùng với các thực phẩm đa dạng như rau, thịt cá cũng được sử dụng làm món ăn Hàn Quốc. Nổi tiếng với những món ăn lên men và món ăn được cất trữ đa dạng như kimchi, đậu tương lên men, món ăn ướp mắm gia vị có hương vị đặc biệt. Điều đặc biệt nổi bật trên bàn ăn của người Hàn Quốc là tất cả các món ăn được chuẩn bị cùng một lúc.Theo truyền thống, số lượng món ăn phụ đối với những người khó khăn chỉ có 3 món còn đối với những người giàu có thể lên đến 12 món ăn đa dạng. Khác với các nước láng giềng như Nhật Bản, Trung Quốc thì ở Hàn Quốc thìa được sử dụng nhiều và đặc biệt khi ăn canh.

Văn hóa muối kimchi chuẩn bị cho mùa đông.

Việc muối kimchi chuẩn bị cho mùa đông ở Hàn Quốc đã được lâu đời và lưu truyền lại cho các thế hệ sau. Vì không thể trồng rau trong suốt mùa đông nên đầu mùa người dân đã bắt tay vào việc làm kimchi. Có thể nghĩ rằng đối với người Hàn Quốc trong bữa tối nhất định phải có kimchi.

Trang phục truyền thống (Hanbok)

Hanbok là trang phục truyền thống đặc trưng của Hàn Quốc trong hàng nghìn năm nay. Vẻ đẹp của người Hàn Quốc có thể tìm thấy trong hình ảnh của người phụ nữ Hàn Quốc mặc Hanbok. Một trăm năm trước, trước khi bộ đồ phương Tây được truyền bá thì Hanbok là một bộ quần áo thường ngày. Nam giới mặc áo khoác và quần, nữ giới mặc áo khoác và váy. Ngày nay người ta thường mặc Hanbok vào các dịp tết nguyên đán, trung thu và lễ kết hôn

Nhà truyền thống

Nhà truyền thống của Hàn Quốc được gọi là Hanok. Hanok được xây dựng như một không gian sống có sự tồn tại giữa con người và thiên nhiên. Theo đó việc lựa chọn tính thiên nhiên của nhà truyền thống được bao gồm từ việc thiết kế đến vật liệu được sử dụng xây nhà. Điểm đặc biệt khác của nhà truyền thống là hệ thống sưởi ấm vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè. Vì ở Hàn Quốc nóng vào mùa hè và lạnh vào mùa đông nên để chống chọi với cái nóng ói bức và lạnh giá người xưa đã phát minh ra hệ thống sưởi nền(hệ thống sưởi ấm bằng sàn nhà) và đại sảnh(phòng khách với kiểu nền nhà bằng cây gỗ mát). Hệ thống sưởi ấm và làm mát này có tính hiệu quả cao vậy nên cho đến ngày nay vẫn còn được sử dụng rộng rãi.

Hệ thống sưởi ấm

Phòng gia đình truyền thống của người Hàn Quốc có nhiều chức năng khác nhau. Mỗi phòng không được chỉ định cho mục đích sử dụng đặc biệt nào, khi cần mang theo bàn và chăn nệm để sử dụng như nhà ăn, phòng ngủ. Hầu như người Hàn Quốc ngồi sinh hoạt trên sàn phòng sưởi hoặc trải đệm dày khi đi ngủ. Dưới nên nhà truyền thống có ống thông khói làm bằng đá và bê tông. Khí nóng thông qua ống thông truyền nhiệt đến phòng. Đắp đá xi măng và đất sét để ngăn khí độc. Hệ thống này được gọi là ‘Hệ thống sưởi ấm’, hiện nay được sử dụng phương pháp trải miếng dán sàn nhà bên dưới cho nước nóng chảy qua.